bắn cá đổi thưởng 2023 & Sự kiện
Hotline hỗ trợ
HƯỚNG DẪN THI CÔNG SƠN TĨNH ĐIỆN
I, ỨNG DỤNG CỦA CÔNG NGHỆ SƠN TĨNH ĐIỆN:
Hiện nay công nghệ sơn tĩnh điện được ứng dụng rộng rãi trong rất nhiều ngành công nghiệp như: công nghiệp hàng hải, công nghiệp hàng không, công nghiệp chế tạo xe hơi và xe gắn máy,… đến các lĩnh vực như sơn trang trí, xây dựng công nghiệp, xây dựng dân dụng, …
II, HỆ THỐNG THIẾT BỊ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ SƠN TĨNH ĐIỆN:
Xử lý bề mặt:
Bao gồm 4 bể hóa chất:
Bể chứa hoá chất tẩy dầu mỡ
Bể chứa axít tẩy gỉ sét
Bể chứa hoá chất định hình bề mặt
Bể chứa hoá chất phốt phát hoá bề mặt
Và 3 bể nước dùng để xử lý bề mặt vật liệu được sơn trước khi đưa vào phun sơn, nhằm mục đích tạo hiệu quả bám dính thật cao cho bột sơn.
Thiết bị phun sơn: gồm súng sơn và bộ điều khiển
Súng sơn: có 2 loại:
- Súng sơn cầm tay
- Súng sơn tự động
Bộ điều khiển: gồm
- Lò sấy
- Buồng phun sơn
- Thiết bị thu hồi
- Máy rây bột
III, QUÁ TRÌNH PHUN SƠN:
Quy trình công nghệ hệ thống sơn tĩnh điện bột gồm 4 bước cơ bản sau:
Xử lý bề mặt (Pre-treatment)
Làm khô (Drying)
Phun sơn (Spray Painting)
Sấy (Paint Baking)
Các bước chi tiết của quy trình:
Bước 1: Xử lý bề mặt sản phẩm trước khi sơn:
Sản phẩm (kim loại) trước khi sơn tĩnh điện phải được xử lý bề mặt. Thông thường sản phẩm được sơn tĩnh điện là kim loại. Ta xét trên bề mặt sắt:
Việc xử lý bề mặt sản phẩm nhằm mang lại các yêu cầu sau:
Sản phẩm sạch dầu mỡ công nghiệp (do việc gia công cơ khí)
Sản phẩm sạch rỉ sét.
Sản phẩm không rỉ sét trở lại trong thời gian chưa sơn.
Tạo lớp bao phủ tốt cho việc bám dính giữa lớp màng sơn và kim loại.
Do các yêu cầu trên mà việc xử lý bề mặt kim loại trước khi sơn thường được xử lý theo phương pháp nhúng sản phẩm vào các bể hóa chất.
Hệ thống các bể hóa chất bao gồm các bể sau:
Bể chứa hóa chất tẩy dầu mỡ.
Bể rửa nước
Bể chứa axit tẩy rỉ sét, thông thường là H2SO4 hoặc HCl.
Bể rửa nước.
Bể chứa hóa chất định hình bề mặt.
Bể chứa hóa chất Photphat hóa bề mặt.
Bể rửa nước.
Các bể này được xây và phủ nhựa Composite, hay làm bằng thép không rỉ.
Vật sơn được đựng trong các rọ làm bằng lưới thép không rỉ, di chuyển nhờ hệ thống balang điện qua các bể theo thứ tự trên.
Bước 2: Sấy khô bề mặt sản phẩm trước khi sơn
Sản phẩm sau khi xử lý hóa chất phải được làm khô trước khi sơn, lò sấy khô sản phẩm có chức năng sấy khô hơi nước để nhanh chóng đưa sản phẩm vào sơn.
Thông thường lò sấy có dạng hình khối. Sản phẩm được treo trên xe gòng và đẩy vào lò.
Lò có nguồn nhiệt chính bằng bếp hồng ngoại tuyến hoặc Burner, nguyên liệu đốt là Gas.
Bước 3: Sơn sản phẩm
Sản phẩm sau khi xử lý hóa chất và sấy khô được đưa vào buồng phun và thu hồi sơn.
Do đặc tính của sơn tĩnh điện bột là dạng sơn bột, nên khả năng bám dính của sơn lên bề mặt kim loại là nhờ lực tĩnh điện, chính vì vậy mà buồng phun sơn còn đóng một vai trò quan trọng là thu hồi lượng bột sơn dư, bột sơn thu hồi được trộn thêm vào bột sơn mới để tái sử dụng. Phần thu hồi này là đặc tính kinh tế ưu việt của sơn tĩnh điện.
Buồng phun sơn có 2 loại:
Loại 1 súng phun: Sử dụng 1 súng phun, vật sơn được treo, móc bằng tay vào buồng phun.
Loại 2 súng phun: Vật sơn di chuyển trên băng tải vào buồng phun, 2 súng phun ở 2 phía đối diện phun vào 2 mặt của sản phẩm.
Để sơn và thu hồi bột sơn, ta cần có thiết bị phun sơn tĩnh điện, và một hệ thống cấp khí gồm máy nén khí và máy tách ẩm.
Bước 4: Sấy định hình và hoàn tất sản phẩm
Sau khi phun sơn, sản phẩm được đưa vào lò sấy. Nhiệt độ sấy: 180 độ C – 200 độ C trong 10 phút
Lò có nguồn nhiệt chính bằng bếp hồng ngoại tuyến hoặc Burner, nguyên liệu đốt là Gas.
IV, THU HỒI BỘT SAU KHI SƠN:
a. Hệ thống thu hồi: Dùng Filter hoặc cyclone
b. Cách sử dụng lại bột thu hồi:
Để có thể sử dụng bột thu hồi một cách hiệu quả nhất ta phải trộn bột thu hồi với bột mới theo tỉ lệ 0.5:1. Nếu bột có lẫn tạp chất hoặc độ tích điện yếu ta phải sử dụng máy sàng bột.